Chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà - Chảy máu ở miệng

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Chảy Máu Ở Miệng

Chảy máu ở miệng thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như lở miệng, bệnh về nướu, giảm tiểu cầu (các tế bào giúp đông máu). Giảm tiểu cầu có thể là tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị.

Các hoạt động hằng ngày như đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng có thể gây chảy máu. Các tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị có thể bao gồm khô miệng, lở miệng gây chảy máu.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh bị chảy máu ở miệng

  • Có máu hoặc vết bầm ở trong miệng (ở trên hoặc từ nướu, lưỡi…)
  • Phát ban hoặc chấm nhỏ, đỏ và sáng ở trên và dưới lưỡi, vòm miệng hoặc phía bên trong hai má
  • Máu chảy ra từ miệng

Người bệnh bị chảy máu ở miệng có thể làm gì

  • Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lạnh 2 giờ một lần.
  • Ngậm đá viên (tránh dùng kẹo cứng nếu miệng đang bị chảy máu).
  • Súc miệng hoặc đánh răng bằng bàn chải mềm sau khi ăn. Vệ sinh bàn chải đánh răng trong nước nóng để làm mềm lông bàn chải.
  • Dùng gạc hoặc mút mềm bọc xung quanh que gỗ hoặc que đè lưỡi để làm sạch răng nếu bàn chải gây chảy máu.
  • Tránh dùng nước súc miệng mua trong cửa hàng.
  • Dùng các thức ăn mềm, mịn, giàu Calo và Protein. Các loại đồ ăn mềm để trong tủ lạnh như kem, bánh pudding hoặc sữa chua có thể làm giảm chảy máu.
  • Các loại trái cây như táo, lê nên được xay nhuyễn.
  • Tránh đồ uống nóng như cà phê và trà vốn gây chảy máu nhiều hơn.
  • Dùng kem dưỡng để tránh khô môi
  • Nếu dùng răng giả, hãy tháo ra, đặc biệt khi răng không thực sự khớp.
  • Tránh các sản phẩm có chứa Aspirin. Kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận hoặc hỏi dược sỹ.

Người chăm sóc người bệnh bị chảy máu ở miệng có thể làm gì

  • Cho người bệnh súc miệng bằng nước lạnh trước mỗi bữa ăn. Để nước đá gần chỗ người bệnh.
  • Nếu miệng bị chảy máu, để một chiếc tô ở gần để người bệnh nhổ mỗi khi súc miệng.
  • Chế biến sữa lắc và sinh tố bằng máy xay, đồng thời cho người bệnh dùng các loại chất lỏng mềm và lạnh khác.
  • Tránh các loại hạt, thức ăn cứng hoặc giòn (như khoai tây chiên, bánh quy giòn) và thức ăn có lớp phủ cứng.
  • Làm đông lạnh vài túi trà ướt và ép lên vùng bị chảy máu.

Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh bị chảy máu ở miệng:

  • Bị chảy máu miệng lần đầu tiên
  • Chảy máu miệng kéo dài hơn nửa giờ
  • Nôn ra máu hoặc ra thứ như bã cà phê
  • Cảm thấy đầu óc quay cuồng và choáng váng

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội