Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Chán Ăn - Phòng khám gia đình Việt Úc

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Chán Ăn

[Ngày 7 tháng 3 năm 2016]

benh nhan ung thu song lau hon khi biet tinh trang benh

Người chán ăn hay ăn không ngon miệng có thể ăn ít hơn nhiều so với bình thường hoặc không ăn chút nào. Cảm giác chán ăn có thể bắt nguồn từ thay đổi trong khẩu vị, mùi, cảm giác no, khối u phát triển, mất nước hay các tác dụng phụ của việc điều trị. Chán ăn có thể trở nên tệ hơn do một số yếu tố như gặp khó khăn trong việc nuốt, chán nản, đau, buồn nôn hoặc nôn. Thông thường đây là triệu chứng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh

  • Ít hoặc không có hứng thú với ăn uống
  • Từ chối các món ăn yêu thích
  • Giảm cân nặng

Người bệnh có thể làm gì

  • Trao đổi với bác sỹ về những nguyên nhân có thể gây chán ăn
  • Ăn bao nhiêu tùy thích, tuy nhiên đừng tự ép buộc mình phải ăn
  • Tập trung vào những thức ăn cần thiết cho quá trình trị liệu
  • Bắt đầu ngày mới với bữa sáng
  • Chia thành các bữa ăn nhỏ
  • Thử ăn các thức ăn có hàm lượng calo cao và dễ ăn (như kem, nước trái cây, sữa chua, sữa pha hoặc súp kem)
  • Thêm sốt và nước dùng vào thịt, cắt thịt thành miếng nhỏ cho dễ nuốt.
  • Sử dụng bơ, dầu, siro và sữa trong thức ăn để tăng lượng calo. Tránh ăn các thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, trừ trường hợp chất béo gây ra chứng ợ nóng hoặc các vấn đề khác.
  • Thử ăn các thức ăn có mùi vị mạnh hoặc cay
  • Thiết kế bữa ăn tạo sự dễ chịu. Mở nhạc nhẹ, trò chuyện hay các yếu tố xung quanh khác có thể giúp bạn dễ ăn hơn.
  • Ăn cùng các thành viên trong gia đình.
  • Dùng đồ uống giữa các bữa ăn thay vì ngay trong bữa (Dùng trong bữa có thể khiến bạn no nhanh)
  • Thử tập thể dục nhẹ một giờ trước khi ăn.
  • Kẹo cứng, trà bạc hà hoặc gừng có thể làm mất mùi vị lạ trong miệng bạn.
  • Tận hưởng một ly bia hoặc rượu trước khi ăn nếu có sự đồng ý của bác sỹ.
  • Ăn bữa nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Khi bạn thấy không muốn ăn, hãy thử đồ ăn dạng lỏng (Bác sỹ/điều dưỡng có thể gợi ý và cho bạn thử một vài loại). Sử dụng ống hút nếu cần.

Người chăm sóc có thể làm gì

  • Cho người bệnh ăn từ 6 đến 8 bữa nhỏ và các bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
  • Cho người bệnh ăn các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mỳ, khoai tây cùng thực phẩm có hàm lượng Protein cao như cá, gà, thịt, trứng, pho mát, sữa, đậu phụ, lạc, bơ đậu phộng, sữa chua, các loại đậu.
  • Để đồ uống mát và các loại nước ép ở gần người bệnh.
  • Nếu mùi vị thức ăn làm ảnh hưởng đến người bệnh, cho người bệnh ăn thức ăn nhạt hoặc trong phòng có nhiệt độ mát mẻ.
  • Thiết kế không gian bữa ăn dễ chịu và ăn cùng với người bệnh.
  • Khi người bệnh không muốn ăn, thử cho người bệnh dùng nước ép trái cây, sữa pha hoặc bữa ăn dạng lỏng.
  • Dùng dụng cụ ăn bằng nhựa thay vì kim loại nếu người bệnh cảm giác có vị đắng hoặc kim loại.
  • Đừng tự đổ lỗi cho bản thân nếu người bệnh từ chối hoặc không thể ăn.
  • Hãy khích lệ, nhưng đừng cố gắng ép người bệnh ăn.
  • Nếu người bệnh không thể ăn, có thể ở bên cạnh, đọc sách hoặc mát xa nhẹ.

Gọi ngay bác sỹ/điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Cảm thấy buồn nôn và không thể ăn được gì trong một ngày hoặc nhiều hơn
  • Giảm nhiều hơn 2 kg.
  • Bị đau khi ăn.
  • Không đi tiểu tiện và đại tiện trong 2 ngày hoặc hơn.
  • Không đi tiểu thường xuyên, tiểu số lượng ít, mùi nặng và có màu tối.
  • Nôn trong thời gian hơn 24 giờ
  • Không thể uống và đưa chất lỏng vào cơ thể.
  • Có những cơn đau không thể kiểm soát

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội