Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ khi trở về nhà

Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Khi Trở Về Nhà

Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ có thể được về nhà từ bệnh viện hoặc từ một đơn vị phục hồi chức năng và bắt đầu lại các hoạt động thường ngày trước đây. Tuy nhiên việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ khi trở về gặp phải rất nhiều yếu tố khác nhau. 

Có thể về nhà hay không phụ thuộc vào:

  • Khả năng di chuyển xung quanh và truyền đạt nhu cầu
  • Khả năng làm theo lời khuyên y tế
  • Khả năng tự chăm sóc
  • Có một người sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần thiết

Thay đổi trong ngôi nhà bạn

Bạn sẽ cần phải suy nghĩ về việc thay đổi ngôi nhà của mình để đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Sự an toàn

Bạn có thể cần phải bỏ đi tấm thảm hoặc các đồ vật ngổn ngang trên sàn nhà, lắp đặt các thanh vịn và có biện pháp an toàn khác.

Khả năng di chuyển trong nhà

Bạn có thể cần phải cài đặt lan can với thanh vịn hoặc cầu thang.

Thiết bị trợ giúp

Bạn có thể cần một số thiết bị giúp di chuyển xung quanh, ăn uống, nấu nướng, dọn dẹp, mặc quần áo và đi vào phòng tắm để bạn có thể trở nên độc lập hơn.

Nếu ở nhà là không an toàn cho bạn, bác sỹ và các nhà trị liệu của bạn có thể cho lời khuyên về một nơi hỗ trợ nhiều hơn cho đến khi sức khỏe của bạn khá hơn

Các cơ sở hỗ trợ này có thể bao gồm:

Cơ sở điều dưỡng dành cho những người cần chăm sóc y tế liên tục.

Giúp việc gia đình như nấu ăn và dịch vụ dọn dẹp và người bệnh vẫn có thể sống độc lập kết hợp với sự trợ giúp của điều dưỡng chăm sóc y tế tại nhà.

Các biến chứng của đột quỵ

Khi bạn đã trải qua một cơn đột quỵ, điều quan trọng là để ngăn chặn các biến chứng có thể dẫn đến một cơn đột quỵ khác.

Vấn đề thường gặp

Hãy nói chuyện với bác sĩ, điều dưỡng hoặc nhà trị liệu của bạn nếu bạn gặp một trong những vấn đề sau. Họ có thể giúp bạn tìm ra cách để ngăn chặn hoặc giảm bớt chúng.

  • Cục máu đông: Điều này thể được phòng ngừa thông qua loại thuốc làm loãng máu, thiết bị nén và tập thể dục.
  • Trầm cảm: Điều trị trầm cảm có thể cải thiện sự phục hồi của bạn.
  • Cơ thắt: Việc ít tập thể dục và ít di chuyển hơn có thể dẫn đến căng cơ. Bạn có thể giảm căng cơ bằng các bài tập thể dục hàng ngày.
  • Đau: Có thể được giảm đi bằng thuốc và các liệu pháp khác.
  • Động kinh: Những thay đổi trong não có thể gây co giật. Điều này có thể được điều trị bằng thuốc.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Điều này thường có thể ngăn ngừa hoặc điều trị thành công bằng thuốc.
  • Viêm phổi: Điều này đôi khi xảy ra khi nuốt. Điều trị thường xuyên có thể cải thiện khả năng của bạn để nuốt đúng cách.
  • Loét do tỳ đè: loét da thường xảy ra nếu bạn đang nằm hoặc ngồi ở một chỗ quá lâu. Điều này cũng là một lý do khiến bạn bắt buộc phải có thói quen giữ cho cơ thể của bạn di chuyển một cách thường xuyên.

Khó khăn trong giao tiếp

Sau khi trải qua cơn đột quỵ, bạn có thể gặp khó khăn về khả năng nói và khả năng hiểu được những gì người khác đang nói. Điều này có thể khiến bạn thấy nản lòng.

Bạn có thể làm gì?

  • Có một tấm thẻ nhỏ để cho người khác biết bạn đã bị đột quỵ và gặp khó khăn khi nói chuyện
  • Thực hiện bài tập nói mà nhà trị liệu đã chỉ cho bạn
  • Hãy thử sử dụng các sách có hình ảnh hoặc bảng về chữ cái
  • Sử dụng cử chỉ để truyền đạt điều bạn muốn nói

Người chăm sóc có thể giúp đỡ bằng cách nào?

  • Tìm nơi yên tĩnh khi nói chuyện với một người đã từng bị đột quỵ
  • Chỉ nói chuyện với một người tại một thời điểm
  • Nói chậm và rõ ràng
  • Sử dụng giọng nói bình thường của bạn
  • Tránh kết thúc câu, làm gián đoạn hoặc điều chỉnh câu nói của người bệnh
  • Hãy kiên nhẫn, cho người bệnh thời gian
  • Hãy chú ý đến cử chỉ và nét mặt của người bệnh

Thuốc và bệnh đột quỵ

Sau khi trải qua cơn đột quỵ, bác sỹ của bạn có thể kê toa thuốc mà bạn phải dùng thường xuyên.

Điều quan trọng là bạn và gia đình bạn hiểu rõ từng loại thuốc này.

Hãy hỏi bác sỹ của bạn:

  • Đây là thuốc gì?
  • Khi nào và sau bao lâu thì tôi nên dùng nó?
  • Lượng thuốc tôi nên dùng mỗi lần?
  • Tác dụng phụ của thuốc?
  • Tôi nên làm gì nếu tôi có vấn đề khi dùng thuốc?

Mang theo thông tin này khi bạn đi đến cuộc hẹn của bác sỹ.

Để giải đáp các thắc mắc trên của bản thân, bạn hãy:

  • Hỏi bác sỹ hoặc điều dưỡng của bạn ở lần khám tiếp theo.
  • Gọi điện đến phòng khám của bác sỹ. Bạn có thể cần để lại tin nhắn, nhưng sẽ có người gọi lại cho bạn.
  • Hỏi dược sĩ hoặc đọc tờ thông tin về thuốc mà anh/cô ấy kê đơn cho bạn theo toa.

Một số người thấy cảm thấy hữu ích khi giữ thẻ trong ví hoặc túi xách của họ ghi chú thông tin về các loại thuốc và liều lượng của họ được kê. Nếu bạn phải sử dụng nhiều loại thuốc, điều này có thể giúp theo dõi việc dùng thuốc tốt hơn.

Ví dụ:

Các loại thuốc ngăn ngừa đông máu:Các loại thuốc giảm ChoresterolCác loại thuốc kiểm soát cao huyết áp
Aspirin● Heparin● Warfarin (Coumadin®)● Ticlopidine (Ticlid®)● Clopidogrel (Plavix®)

● Aggrenox

● Dabigatran (Pradaxa®)

● Bile acid binders● Fenofibrate● Gemfibrozil● Lovastatin, Pravastatin, Simvastatin● Niacin● Beta blockers● Diuretics● Vasodilators, ACE inhibitors, calcium channel blockers and angiotension receptor blockers

 

KHÔNG BAO GIỜ ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ. Trong một số trường hợp, đột nhiên ngưng thuốc có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Thanh toán tiền thuốc

Thuốc của bạn có thể được thanh toán bởi bảo hiểm y tế hoặc tự chi trả. Để biết loại thuốc nào được bảo hiểm chi trả hãy tham khảo ý kiến của:

  • nhân viên bảo hiểm
  • dược sĩ của bạn
  • nếu bạn có việc làm, hỏi phòng nhân sự
  • chương trình bảo hiểm y tế tỉnh/thành phố
  • công ty bảo hiểm y tế tư nhân mà bạn có hợp đồng

Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội