Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Ống Thông Và Ống Truyền Tĩnh Mạch - Phòng khám gia đình Việt Úc

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Ống Thông Và Ống Truyền Tĩnh Mạch

dich-vu-dat-sonde-da-day-tai-nha-ong-thong-da-day

1. Tầm quan trọng của ông thông và ống truyền tĩnh mạch

Ống thông cho ăn và ống truyền tĩnh mạch (còn được gọi là IV) là các phương pháp đưa thuốc dạng lỏng, dung dịch, thậm chí là các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể. Với những bệnh nhân ung thư thì việc sử dụng ống thông và ống truyền dịch là vô cùng cần thiết.

Ống truyền tĩnh mạch là ống nhựa mỏng, dẻo làm bằng nhựa, một đầu gắn với chai hoặc túi thuốc, đầu kia là kim nhỏ hoặc ống thông tĩnh mạch (một loại ống nhỏ, mềm) đặt vào mạch máu trong cơ thể. Một số người bệnh có buồng tiêm được cấy ghép lâu dài dưới da ở ngực hoặc cánh tay. Một kim tiêm đặc biệt sẽ được đặt vào buồng tiêm này để dẫn thuốc vào. Một số loại ống thông đặt cố định lâu dài không cần đến kim tiêm.

Một số loại thuốc được tiêm vào cơ thể qua buồng tiêm hoặc ống thông tĩnh mạch. Các loại thuốc và dung dịch khác được đưa vào cơ thể từ từ (truyền) trong nhiều phút hoặc nhiều giờ. Tốc độ truyền được điều chỉnh bằng con lăn kẹp trên ống hoặc bằng một loại bơm đặc biệt.

Ống thông cho ăn đưa thức ăn vào dạ dày hoặc ruột non. Ống thông có thể đi vào dạ dày qua đường mũi hoặc qua da ở vùng bụng vào thẳng dạ dày.

Oxy được cung cấp qua mặt nạ hoặc ống được đặt dưới mũi (còn được gọi là ống thở oxy). Mặt nạ hoặc ống thở oxy được gắn với bình oxy hoặc máy tạo oxy.

Sự khác biệt quan trọng giữa các loại ống đó là bất cứ thứ gì đi qua ống truyền tĩnh mạch đều phải được vô trùng (hoàn toàn không còn vi khuẩn) để tránh đưa vi khuẩn vào máu và gây nhiễm trùng. Thiết bị truyền tĩnh mạch chỉ được sử dụng một lần và được xử lý cẩn thận. Vứt bỏ sau khi sử dụng và chắc chắn dùng thiết bị vô trùng mới trong lần tiếp theo.

Ống thông cho ăn hoặc ống truyền oxy cần được giữ sạch, không cần thiết phải vô trùng. Các thiết bị này có thể được sử dụng lại, miễn là trên cùng một người bệnh. Có thể dùng xà phòng và nước để làm sạch túi thức ăn.

Người bệnh đang được điều trị bằng hóa chất, kháng sinh, được cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêm truyền, ăn qua ống thông tại nhà có thể phải sử dụng rất nhiều loại ống khác nhau, vì vậy cần theo dõi và sử dụng an toàn. Có vẻ như dễ gây nhầm lẫn, tuy nhiên bạn có thể biết rõ nhiều loại ống khác nhau. Điều dưỡng tại nhà sẽ hỗ trợ bạn.

Đọc thêm bài

>> Chăm sóc bênh nhân ung thư tại nhà

>> Dịch vụ đặt sonde dạ dày, đặt ống thông dạ dày tại nhà

>> Dịch vụ đặt sonde tiểu, đặt ống thông tiểu tại nhà

2. Bệnh nhân ung thư có thể làm gì

a. Truyền tĩnh mạch

– Chỉ tập trung vào một bộ ống tại một thời điểm. Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng, hãy hít một hơi thật sâu và bắt đầu lại.

– Đánh dấu mỗi loại ống bằng các màu khác nhau. Chẳng hạn, ống IV màu đỏ, ống thông cho ăn màu vàng…Ghi chép lại màu gì cho bộ nào và dán sẵn lên tường.

– Với các loại ống truyền tĩnh mạch được cấy dưới da:

– Luôn dự trữ kẹp

– Nếu ống bị hỏng và phát hiện ra máu rò ra ngoài, hãy kẹp phần ống giữa cơ thể và chỗ bị rò lại và gọi ngay bác sỹ hoặc điều dưỡng tại nhà.

– Không để vòi sen chảy vào khi tắm. Nếu bạn dùng bơm tiêm điện, hãy tháo ra trước khi tắm để tránh bị giật. Giữ băng gạc khô và thay ngay khi bị ướt.

– Theo dõi vị trí tiêm truyền xem có bị đỏ, sưng và đau nhức hay không.

– Gọi điện cho Phòng Khám Gia Đình Việt Úc theo số điện thoại miễn phí 1800 6896 để tìm hiểu thêm về các loại ống thông tĩnh mạch đặt lâu dài, còn được gọi là ống thông tĩnh mạch trung tâm.

– Giữ ống thông sạch và khô ráo

– Tránh việc tăng tốc độ truyền thuốc hoặc dung dịch, tốc độ truyền quá nhanh có thể gây hại.

– Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trước khi sử dụng ống thông tĩnh mạch.

– Kiểm tra hằng ngày:

– Theo dõi xem có bất cứ vết đỏ, đau nhức, rát, sưng; bất cứ yếu tố nào làm giảm tốc độ truyền; bất cứ dịch nào chảy ra (có máu, màu vàng hoặc trong). Bất cứ dấu hiệu nào trong số này cũng có thể cho thấy ống truyền bị nhiễm trùng hoặc tắc.

– Đảm bảo có băng cố định ống, băng luôn khô và sạch.

– Theo dõi nhiệt độ hằng ngày để xem có bị sốt không (xem phần “Sốt”)

– Nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy kiểm tra lại bộ ống truyền và báo ngay cho bác sỹ hoặc điều dưỡng tại nhà.

– Nếu ống truyền bị rời ra hoặc có máu chảy, hãy gọi ngabác sỹ hoặc điều dưỡng tại nhà.

– Không kéo ống hoặc chà xát lên băng gạc.

b. Cung cấp dinh dưỡng toàn phần qua đường tiêm truyền (TPN)

– Điều dưỡng tại nhà sẽ hướng dẫn chi tiết cách bắt đầu và kết thúc mỗi đợt truyền.

– Nếu đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm, hãy truyền vào ban ngày hoặc vào buổi chiều tối.

– Phòng nằm truyền nên gần với nhà vệ sinh để tránh mang thiết bị đi xa. Sử dụng đèn ngủ để không bị vướng hay kéo ống khi rời giường ngủ vào ban đêm.

– Hầu hết các loại bơm tiêm đều có gắn pin. Hãy trao đổi với điều dưỡng tại nhà xem khoảng bao lâu thì cần thay pin. Chắc chắn đủ lượng pin khi sử dụng thiết bị và biết cách thay pin.

– Giữ thiết bị ở nơi khô ráo và sạch sẽ.

– Nếu có thể, hãy bảo quản thiết bị ở tủ lạnh riêng biệt.

– Vứt bỏ kim và ống tiêm vào thùng có nắp đậy hoặc vào hộp để kim tiêm đã sử dụng do điều dưỡng cung cấp. Để hộp xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Điều dưỡng sẽ lấy đi khi hộp đầy.

– Luôn kiểm tra hạn sử dụng của các thiết bị.

Đọc thêm bài viết:

>> Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà

>>  Dịch vụ hút đờm tại nhà

>> Dịch vụ tiêm tại nhà, truyền tại nhà

c. Cho ăn bằng ống thông

– Ống dùng để cho ăn có thể dùng trong thời gian ngắn hoặc dài. Ống thông qua mũi (NG) luồn qua mũi vào dạ dày được sử dụng ngắn hạn. Ống thông tá tràng (J-tube) hoặc ống thông dạ dày (G-tube) được phẫu thuật luồn qua da bụng vào thẳng dạ dày hoặc ruột được sử dụng dài hạn.

– Ống thông nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, không cần thiết phải để tủ lạnh.

– Kiểm tra vị trí đặt ống thông qua mũi và sử dụng theo đúng chỉ dẫn.

– Mở nắp ống theo đúng chỉ dẫn.

– Rửa ống và túi bằng nước sạch sau khi sử dụng.

– Có thể thay túi và ống bằng ống tiêm cỡ lớn. Đảm bảo luôn thoải mái khi sử dụng dù dùng loại nào.

– Theo dõi vùng da quanh chỗ đặt ống hằng ngày xem có bị đỏ, tiết dịch hoặc vấn đề nào không.

– Bôi một ít Vaseline vào lỗ mũi khi đặt ống thông qua mũi.

– Thay băng ở ống thông qua mũi hai ngày một lần. Đảm bảo lỗ mũi và vùng da xung quanh không bị đỏ hoặc đau.

– Luôn cố định ống đúng vị trí. Nếu ống có vẻ sắp vị rời ra, hãy cố định ống nhưng không sử dụng. Gọi bác sỹ hoặc điều dưỡng tại nhà để được trợ giúp.

– Kiểm tra cân nặng mỗi ngày và ghi chép lại.

dich-vu-hut-dom-tai-nha

d. Thở Oxy

– Đảm bảo bạn biết cách bật, tắt và điều chỉnh máy. Không tăng lượng oxy quá mức quy định.

– Điều dưỡng sẽ hướng dẫn cách sử dụng mặt nạ oxy hoặc ống thở oxy.

– Sử dụng dầu bôi trơn gốc nước tốt hơn là sáp dưỡng ẩm cho môi và má.

– Nếu ống thở oxy mũi xát vào môi trên, có thể dùng mảnh gạc nhỏ hoặc vải để lót.

– Luôn lưu trữ một bình oxy đầy. Thậm chí khi sử dụng máy tạo oxy, bạn cũng cần có một bình dự trữ nhỏ khi ra khỏi nhà hoặc khi mất điện.

– Nếu sử dụng bình dự trữ, chắc chắn bình được giữ cố định để không bị rơi hoặc lăn.

– Không hút thuốc hoặc đến gần nơi có ngọn lửa khi sử dụng máy oxy. Tránh đặt bình dự trữ, máy tạo oxy và ống gần tia lửa hoặc ngọn lửa.

3. Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể làm gì có thể làm gì

– Tìm hiểu càng nhiều càng tốt cách sử dụng các loại ống và thiết bị, luyện tập khi có điều dưỡng tại nhà ở bên cạnh hướng dẫn. Bạn có thể sẽ cần làm công việc này khi người bệnh không tự làm được.

– Hỗ trợ người bệnh. Đầu tiên, cả hai đều phải cảm thấy thoải mái hơn khi cùng nhau thực hiện các thao tác.

– Luôn có số của điều dưỡng tại nhà để gọi khi có thắc mắc hoặc gặp bất cứ vấn đề gì.

– Theo dõi quá trình truyền, đặc biệt vào ban đêm.

4. Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

– Có vết đỏ, sưng, tiết dịch, đau hoặc nóng tại vị trí tiêm truyền hoặc nơi đặt thiết bị.

– Nhiệt độ cao hơn 38 độ C khi đo bằng nhiệt kế miệng.

– Bị chảy máu ở vị trí tiêm truyền

– Ống thông hoặc kim tiêm truyền không hoạt động

– Người bệnh trở nên nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc lờ đờ một cách bất thường

– Bị ho

– Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày

Phòng khám gia đình Việt Úc có dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, nếu bạn còn lúng túng trong việc chăm sóc người bệnh và cần giúp đỡ hãy liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 1800 6896 ( hotline miễn phí) để được tư vấn cụ thể.

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội