Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Ngứa - Phòng khám gia đình Việt Úc

Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà – Ngứa

[Ngày 20 tháng 4 năm 2016]

Ngứa có thể khiến bạn khó ngủ và gây bồn chồn, lo lắng, lở loét trên da và nhiễm trùng. Các nguyên nhân thường gặp của triệu chứng ngứa ở người bệnh ung thư bao gồm khô da, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc và các liệu trình điều trị. Một số loại ung thư và bệnh khác cũng có thể gây ngứa.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh

  • Da khô, đỏ, thô ráp, bong tróc
  • Da vàng hoặc lòng trắng của mắt bị vàng
  • Bị phát ban hoặc nổi mụn
  • Nhiều vết chầy xước
  • Lở loét da
  • Gãi thường xuyên

Người bệnh có thể làm gì

Làm dịu da
  • Hỏi ý kiến dược sỹ về các loại kem bôi da không chứa cồn và không có mùi. Bôi lên da 2 đến 3 lần mỗi ngày sau khi tắm khi da còn ẩm. Có thể thử dùng kem Calamine bôi ngoài da nếu có thể làm dịu cơn ngứa, tuy nhiên lưu ý loại kem này có thể gây khô da. Báo cho bác sỹ nếu việc bôi kem không hiệu quả.
  • Tắm trong nước ấm không quá nóng
  • Cho bột baking soda, bột yến mạch (để trong miếng vải hoặc túi lưới) hoặc đổ dầu tắm vào nước tắm.
  • Làm sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng không mùi dịu nhẹ
  • Dùng baking soda thay cho chất khử mùi
  • Tránh dùng các sản phẩm có mùi thơm hoặc chứa cồn cho da (như phấn rôm, nước hoa). Phấn rôm có thể bị vón cục khi gặp ẩm và gây kích ứng da.
  • Dùng dao cạo điện thay vì lưỡi cạo để tránh gây xước da và kích ứng
  • Giữ phòng mát mẻ và thoáng gió để tránh mồ hôi
  • Uống nhiều nước
  • Nghỉ ngơi hợp lý. Tìm hiểu về các loại thuốc (chống dị ứng) nếu ngứa gây khó ngủ
Hạn chế gãi da
  • Dùng các gói ướt, lạnh (như đá bào nhỏ để trong túi ni lông và bọc khăn ẩm ở ngoài) chườm lên da. Ngừng chườm khi gói hết lạnh và gây khô da. Thực hiện lại nếu cần thiết.
  • Giữ móng tay sạch sẽ và gọn gàng. Đeo găng tay bằng vải sạch phòng trường hợp vô tình gãi lên da.
  • Thử các cách khác thay vì gãi như chà, ép, khăn lạnh cho da. Tránh gây tổn thương da.
  • Mặc quần áo rộng và mềm
  • Quên đi cơn ngứa bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyện với những người khác.
  • Uống thuốc theo đơn kê

Người chăm sóc có thể làm gì

  • Giặt quần áo và chăn ga cho người bệnh bằng các chất tẩy rửa dịu nhẹ và không mùi
  • Nếu người bệnh hay gãi khi ngủ, cho người bệnh dùng găng tay bằng vải sạch mềm để tránh gây tổn thương da.

Gọi điện cho bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Bị ngứa không khỏi sau 2 ngày hoặc hơn
  • Da trở nên vàng và nước tiểu có màu nâu như trà
  • Gãi da liên tục khiến da bị chảy máu
  • Có các vết ban nặng hơn sau khi sử dụng kem hoặc thuốc bôi.
  • Có các vết rộp, da đỏ hoặc có mảng
  • Dịch hoặc mủ có mùi khó chịu từ da
  • Trở nên lo lắng và bồn chồn (không thể ngủ vào ban đêm vì bị ngứa)
  • Có các vết như mề đay (màu trắng, đỏ và ngứa ở trên da), khó thở, sưng cổ họng, mặt, hoặc các dấu hiệu bị dị ứng nặng khác

Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ:

HOTLINE HÀ NỘI: 1800 6896

HOTLINE HỒ CHÍ MINH: 1800 6894


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội