8 Bước Đơn Giản Kiểm Tra Ung Thư Vú Tại Nhà

8 Bước Đơn Giản Kiểm Tra Ung Thư Vú Tại Nhà

Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta đều biết, trong cuộc sống tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, cách để nhận biết được căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Có nhiều người bị ung thư khi phát hiện thì bệnh đã đến giai đoạn muộn. Ung thư vú cũng không phải là ngoại lệ

Vì thế, nhận biết những dấu hiệu bệnh ung thư rất quan trọng, trong đó rõ ràng nhất là những dấu hiệu ở ngực báo hiệu căn bệnh ung thư vú – một trong những bệnh lý ác tính nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới. Dưới đây là 8 bước đơn giản để bạn có thể phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư vú tại nhà.

Bước 1: Thực hiện bài kiểm tra vú hàng tháng

cham-soc-ung-thu-tai-nha

Ảnh 1: PkgdVietuc_tự kiểm tra vú thường xuyên

Cố gắng thực hiện các bài tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần. Thời gian tốt nhất để thực hiện bài kiểm tra này là khoảng một tuần sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Vào thời điểm này, bộ ngực của bạn sẽ mềm và ít sần nhất. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, ngực của bạn có thể sần, cứng do biến động của nội tiết tố trong cơ thể.

  • Nếu bạn không có kinh nguyệt đều đặn, thực hiện bài kiểm tra vú hàng tháng vào một ngày cố định trong mỗi tháng.
  • Nếu bạn không muốn thực hiện bài kiểm tra vú hàng tháng, bạn có thể thực hiện ít thường xuyên hơn, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

Xem thêm bài viết:

>> Dịch vụ bác sĩ thăm khám tại nhà

>> Dịch vụ y tế tại nhà

Bước 2: Kiểm tra trực quan.

Quan sát những thay đổi bên ngoài của vú. Đứng trước gương không mặc áo ngực. Đặt hai tay đè lên hông hoặc đưa hai tay lên đầu để nhìn kỹ ngực từ các góc độ khác nhau. Hãy lưu ý tỷ lệ kích thước, màu sắc của hai bên vú, những vết đỏ, sần, lồi, hoặc lõm bất thường, và vị trí của núm vú.

cham-soc-ung-thu-tai-nha-pkgdvietuc.com

Ảnh 2: PkgdVietuc_kiểm tra trực quan

  • Kiểm tra cả phần dưới ngực của bạn. Quay sang trái và phải, nâng ngực của bạn lên để bạn có thể nhìn thấy phía dưới và hai bên vú.
  • Ngoài ra hãy quan sát phần dưới cánh tay, giơ cánh tay lên giúp sẽ ngăn chặn các cơ bắp ở dưới cánh tay của bạn không bị co quá nhiều, sẽ làm sai lệch khả năng quan sát của bạn.

Bước 3: Vị trí tốt nhất để thực hiện bài tự kiểm tra vú là trạng thái nằm xuống

Bởi vị trí này khiến các mô vú dàn đều trên ngực, giúp kiểm tra các mô dễ dàng hơn. Nằm xuống giường hoặc ghế dài giơ cánh tay phải lên trên đầu, bàn tay phải ra sau gáy.

cham-soc-ung-thu-tai-nha

Ảnh 3: Pkgdvietuc_Nằm xuống để kiểm tra

  • Một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên thực hiện các bước kiểm tra trong khi đứng, hoặc nằm, hoặc ở cả 2 vị trí nằm và đứng để đảm bảo mỗi lớp mô trên vú được kiểm tra kỹ lưỡng. Bài tự kiểm tra vú này dễ dàng được thực hiện trong hoặc sau khi tắm. Bạn có thể chọn vị trí phù hợp nhất cho mình.

Bước 4: Bắt đầu bài kiểm tra

cham-soc-benh-nhan-ung-thu-tai-nha

Ảnh 4: PkgdVietuc_Kiểm tra bên ngực phải

Sử dụng bàn tay trái để cảm nhận xung quanh vú bên phải. Bắt đầu từ dưới nách bên phải, ban đầu nhấn xuống nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy lớp đầu tiên của mô dưới vú của mình. Dùng phần đệm (không phải đầu ngón tay) của ba ngón tay giữa xoay vòng tròn nhỏ. Di chuyển vòng tròn ngón tay lên và xuống các mô vú hết toàn bộ vú và vùng nách. 

Bước 5: Lặp lại bước 4 với lực ấn mạnh hơn

cham-soc-ung-thu-tai-nha-pkgdvietuc.com

Ảnh 5: PkgdVietuc_Ấn với lực mạnh hơn

Sau khi thực hiện bước 4 cho toàn bộ ngực của mình, thực hiện các thao tác này một lần nữa với lực ấn mạnh hơn, giúp tiếp cận sâu hơn mô của bạn và kiểm tra các lớp dưới của mô.

  • Khi thực hiện bài tập này thì việc cảm thấy xương sườn là bình thường.

Bước 6: Kiểm tra núm vú 

cham-soc-ung-thu-tai-nha-pkgdvietuc.com

Ảnh 6: PkgdVietuc_Kiểm tra núm vú

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra bầu ngực. Cần kiểm tra núm vú để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường. Sử dụng lực nhẹ nhưng chắc chắn, bóp núm vú bằng ngón cái và ngón trỏ. Chú ý nếu núm vú có cục u hoặc tiết dịch.

Bước 7: Chuyển sang kiểm tra vú còn lại

Sau khi bạn đã thực hiện kiểm tra toàn bộ vú và núm vú bên phải của mình. Lặp lại các động tác từ đầu đến cuối các bước trên với bên ngực trái. Đổi vị trí đặt cánh tay trái về phía sau đầu. Sử dụng tay phải để kiểm tra vú trái của bạn.

cham-soc-ung-thu-tai-nha-pkgdvietuc.com

Ảnh 7: PkgdVietuc_kiểm tra vú còn lại

Quy trình tương tự có thể được sử dụng để thực hiện bài tự kiểm tra vú ở tư thế đứng

Bước 8: Nói chuyện với bác sỹ gia đình

Nếu bạn cảm thấy có sự xuất hiện của các cục u hay kết cấu của chúng. Các cục u bất thường có xu hướng cứng hoặc sạn, có bờ không đều, cho bạn cảm giác dường như chúng bị mắc kẹt vào ngực. Nếu bạn từng trải qua bất kỳ cảm giác nào nêu trên. Hãy gọi cho bác sỹ của bạn càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Bạn có khả năng đã mắc ung thư vú

kham-benh-tai-nha

Ảnh 8: Bác sỹ gia đình của PKGĐ Việt Úc

– Phần lớn mọi người gặp khó khăn để phân biệt khối u trong vú là bình thường hay bất thường. Một trong những mục đích của bài tự kiểm tra vú thường xuyên là để có thể nhận biết được đâu là khối u bình thường và sự xuất hiện của khối u mới. Nếu bạn cảm thấy khó phân biệt được, hãy hỏi bác sỹ của bạn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

– Nếu khối u nhỏ và bạn không cảm thấy có gì bất thường. Bạn vẫn nên liên hệ với bác sỹ gia đình để đảm bảo chắc chắn rằng bạn vẫn ổn. Không cần phải hoảng sợ trong trường hợp này. Thực tế nghiên cứu cho thấy 8 trong số 10 cục u xuất hiện không phải do ung thư.

Phòng khám gia đình Việt Úc là một trong những đơn vị đầu tiên và uy tín cung cấp dịch vụ Bác sĩ gia đình, bác sĩ tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Hãy liên lạc với chúng tôi khi bạn muốn dùng dịch vụ Bác sĩ gia đình – Bác sĩ khám tại nhà.

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hồ Chí Minh Hà Nội